Phụ nữ di cư là những người dễ bị "bạo lực kép" bởi họ chủ yếu là
những người yếu thế về địa vị xã hội, kinh tế không ổn định và kém hiểu
biết về pháp luật....

Thế nên, để tránh bị "bạo lực kép", phụ nữ di cư cần phải được các chế
tài pháp luật bảo vệ và tự trang bị cho mình một công việc ổn định.

Nói về vấn đề này, bà Phạm Thị Vy, người sáng lập ra trường Trung cấp
kinh tế - Du lịch Hoa Sữa cho biết: "Trong xã hội, bạo lực gia đình,
trong đó người phụ nữ là nạn nhân do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Ở
đây, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến nguyên nhân cơ bản chính là người phụ nữ
chưa đủ mạnh về mặt kinh tế, đặc biệt là phụ nữ di cư. Họ có công việc
bấp bênh, không ổn định lại không có tổ chức công đoàn hay đoàn thể nào
bảo vệ. Thế nên, việc làm cần thiết bây giờ chính là tạo cho họ một công
việc ổn định, được đào tạo bài bản, với các chứng chỉ kèm theo, về lâu
về dài, có thể được đóng bảo hiểm...".

Bạo lực gia đình, tư vấn bạo lực gia đình - Tổng đài 19006670_chuyên gia tư vấn Nguoiduatin-1.3
Bà Phạm thị Vy, người sáng lập ra trường Trung cấp kinh tế - Du lịch Hoa Sữa
Tôi đã được tham gia vào chương trình của Trung ương hội Phụ nữ Việt Nam
về ngôi nhà bình yên, tức tất cả những người phụ nữ bị bạo hành đến
ngôi nhà đó. Tại đây, họ được giúp đỡ về nghề nghiệp, tâm lý để quay lại
cộng đồng với tư thế vững vàng, hiên ngang hơn... Như chúng ta đều
biết, hiện nay bạo lực gia đình bắt nguồn từ chính kinh tế. Người phụ nữ
không có nghề nghiệp ổn định, không nắm được kinh tế trong tay khi rơi
vào bạo lực, chắc chắn sẽ ở thế yếu. Do đó, để hạn chế, giảm bớt bạo
hành, tại sao người phụ nữ di cư không thể tự tìm cho mình một chỗ đứng
trong xã hội?

Chúng ta đều biết phụ nữ di cư chủ yếu đi làm thuê, làm mướn, buôn bán
nhỏ lẻ, ở đây tôi chỉ muốn nói tới việc đào tạo nghề. Hiện nay, ở các
thành phố lớn, nhu cầu về người giúp việc tăng cao, cầu quá lớn nhưng
cung lại không đủ và không đảm bảo được chất lượng. Những trung tâm giới
thiệu giúp việc mọc ra như nấm, đưa chị em phụ nữ từ nông thôn ra nhưng
không đào tạo bài bản cho họ. Thế nên, những người sử dụng lao động lại
không hài lòng bởi khi đến với các gia đình, những người làm công việc
này với thái độ thiếu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, tôi còn nghi ngờ việc chuyển giao lao động luân phiên, thay
người giữa các trung tâm bởi cứ đến trung tâm nộp tiền, sau đó lựa
chọn, thay người trong ba tháng là hết số tiền đặt cọc. Không ưng ý cả
mấy người thay thế đó, tôi lại mất tiền để tim người khác... Trước thực
trạng đó, đã xây dựng ra chương trình giúp chị em giúp việc gia đình học
có bài bản, tốt nghiệp được cấp bằng nghề hẳn hoi...".

Hiện nay mới chỉ là một góc chợ Long Biên, người phụ nữ di cư giành giật
nhau sinh sống hàng ngày, còn những góc chợ khác thì sao? Bà Vy kể:
"Rất nhiều lần tôi dừng xe quan sát cách kiếm sống của phụ nữ di cư, họ
sống vô cùng vất vả, khổ cực, gặp vô cùng khó khăn... Thế nên, theo tôi,
để có thể giúp chị em phụ nữ sống tốt, tránh được bạo lực, họ cần phải
có kỹ năng, kiến thức, bằng cấp về nghề nghiệp của mình, có như thế mới
đảm bảo được cuộc sống".

Nói thêm về vấn đề này, bà Ngô Thị Thanh Mai, trợ lý đào tạo, khoa Công
tác xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ thêm: "Công tác xã hội đối
với người di cư, đặc biệt là phụ nữ rất quan trọng. Thế nên, bắt đầu từ
bây giờ, trường tôi có thêm môn Công tác xã hội với người di cư là môn
chính thức để đào tạo cho sinh viên. Theo tôi, việc nhận thức, giáo dục
vấn đề bạo lực gia đình và các hình thức bạo lực là rất quan trọng đối
với cả học sinh, sinh viên ngay từ khi các em chưa lập gia đình. Đây
chính là cơ sở giúp hạn chế vấn nạn "bạo lực gia đình" sau này".